- 16/09/2021
- Danh mục Tin tức
(PT) Bất động sản Việt Nam đang chứng kiến một bức tranh khá bình lặng trong giai đoạn Covid-19 bùng phát lần thứ 4. Từ góc độ nguồn cung, có thể thấy, đại dịch COVID-19 là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản.
Với quyết tâm kiểm soát dịch bệnh trước ngày 30/9 từ Chính phủ và nỗ lực từ các doanh nghiệp, thị trường bất động sản những tháng cuối năm dự đoán sẽ có cơ hội phục hồi trở lại?
Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm luôn “giữ ấm”
Khi làn sóng dịch COVID lần thứ 3 được kiểm soát, niềm tin về thị trường BĐS tăng tốc mạnh mẽ trở lại và tạo nên 1 đợt sốt đất trên diện rộng khắp Việt Nam trong quý 1/2021.Nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) niêm yết vẫn ghi nhận kết quả khả quan nhờ bàn giao sản phẩm từ các dự án đã triển khai trước đó. Tháng 5/2021 chứng kiến số lượng doanh nghiệp BĐS mới tiếp tục tăng 60,4% so với cùng kỳ 2020 cho thấy những tín hiệu tích cực về sự hồi phục thị trường BĐS trong năm 2021.
Bước sang tháng 6/2021,tác động của dịch bệnh đã làm nhu cầu đầu tư BĐS giảm sút mạnh dù thực tế nguồn cung vẫn rất lớn cùng nhiều chính sách hỗ trợ kích cầu trong giai đoạn này.
Giãn cách xã hội đã ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng. Vào thời điểm này, các doanh nghiệp đều chuẩn bị cho mình một kịch bản ứng phó mới thị trường hiện tại và trở lại mạnh mẽ sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Trong một kịch bản tươi sáng hơn, khi công tác vaccine được triển khai rộng khắp nhằm hướng đến việc miễn dịch cộng đồng toàn dân, thị trường BĐS sẽ có nhiều hy vọng phục hồi trở lại ở Quý IV.
Bất động sản vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường BĐS tăng trưởng trong thời gian tới. Ngày 9/7, Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị 01 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nhằm đảm bảo việc giải ngân phải được hoàn thành 100% mục tiêu vào cuối năm 2021.
Theo chiến lược, các tỉnh trong vùng “Bát giác kim cương” bao gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang vẫn là khu vực kết nối đầy tiềm năng nhờ được đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng cùng chính sách kêu gọi đầu tư từ chính quyền địa phương.
Nhiều tuyến cao tốc trọng điểm như: mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành (dự kiến hoàn thành năm 2023), cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Liên Khương… Dự kiến đến năm 2025, hệ thống cơ sơ hạ tầng giao thông đồng bộ phục cho khu vực lận cận sẽ tạo sức bật lớn kích cầu sự tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với khu vực phía Tây Nam, được nhắm đến như một vùng đất đầy triển vọng cho các ngành công nghiệp và ngành sản xuất phụ trợ nằm gần vùng kinh tế trọng điểm. Về nhu cầu an cư, nguồn cung nội đô khan hiếm tiếp tục gia tăng nhu cầu lớn về nhà ở mở rộng ra các vùng ven.
Tại tỉnh Long An trong năm 2021, đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn nối liền TP HCM và Long An nổi bật là cao tốc Bến Lức – Long Thành, TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ đang chuẩn bị đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó, Long An còn thu hút làn sóng đầu tư FDI mạnh mẽ tại 16 khu công nghiệp lớn.
Rõ ràng, với những chuyển động nổi bật về hạ tầng và thị trường bất động sản, chúng ta có niềm tin vào thị trường bds khi dịch được kiểm soát và sẵn sàng đón dòng vốn chảy vào khi thị trường bds trở lại.