Đất ven Sài Gòn nóng lên từng ngày

Tỏa ra vùng ven để tìm mua đất hay nhà là xu hướng của rất nhiều người muốn định cư tại TP HCM bởi trong khu vực trung tâm của thành phố 13 triệu dân, mật độ dân số cao đã khiến cuộc sống, sinh hoạt trở nên ngột ngạt với đủ thứ mệt mỏi: kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm…

Tập đoàn Trần Anh (Trần Anh Group) là một trong những đơn vị nắm bắt xu hướng này và tiên phong triển khai các dự án bất động sản tại khu vực Đức Hòa-Long An.

Các dự án nhà phố đã và đang được tập đoàn này triển khai như Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia, Mỹ An, Mỹ Khang, Mỹ Thịnh, Mỹ Vượng, Bao Ngoc Residence, khu đô thị Bella Vista, khu nhà ở chuyên gia Vista Land, khu nhà ở kết hợp viện dưỡng lão Phúc An City, Tran Anh Riverside….Tất cả những dự án này đều được Trần Anh đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm và khu vui chơi giải trí, công viên…

Trần Anh cũng cho triển khai dự án khu biệt thự khép kín đầu tiên tại Đức Hoà, dự án Bella villa với 422 biệt thự với vốn đầu tư xây dựng lên đến 450 tỷ đồng, dành 3,1ha xây dựng một club house với 17 tiện ích như: hồ bơi, nhà hàng, phòng tập gym, BBQ…

Vì sao các nhà đầu tư lại chọn Đức Hòa, một huyện nông nghiệp của Long An để đầu tư các dự án bất động sản trung và cao cấp?

Huyện Đức Hoà có lợi thế kết nối vào trung tâm TP HCM với trục đường chính Trường Chinh, Cộng Hoà, quốc lộ 22, quốc lộ 1A, các xã của Huyện Củ Chi tiếp giáp và tỉnh lộ 8 là trục đường giao thông quan trọng kết nối Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong tương lai, tuyến Metro số 2 Tham Lương – Bến Thành đi vào vận hành được xem là một điểm nhấn giúp kết nối Đức Hoà – TP HCM nhanh chóng hơn…

Không chỉ khu vực Đức Hòa của Long An, Củ Chi, vùng ven TP HCM cũng ngày một nóng lên với các đồ án quy hoạch giãn dân tại các quận nội thành. Khu đô thị mới New City có diện tích khoảng 15.000ha, tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ tận dụng quỹ đất bãi bồi ven sông, với chiều dài 63km, tốc độ xe dự kiến 100km/giờ, kết nối với Quốc lộ 22 và các tuyến đường của tỉnh Bình Dương đã giúp đất khu vực này tăng giá liên tục trong một thời gian dài.

Đây là kết quả mà nhiều chính sách của TP HCM trong thời gian qua nhắm tới. Chính quyền thành phố xếp việc giãn dân trong giai đoạn 2015-2020 là một trong những ưu tiên, đi kèm việc siết chặt đăng ký hộ khẩu mới tại các quận trung tâm.

Nhờ chính sách này, hàng loạt hạ tầng giao thông kết nối vùng ven được mở rộng và xây mới. Đơn của như khu Tây Bắc TP HCM, trước những năm 2015 hạ tầng giao thông nơi đây được cho là kém nhất Sài Gòn. Nhưng khi đường Cộng Hòa, đường Trường Chinh, đường Nguyễn Văn Linh nối khu Nam về khu Tây và tỉnh lộ 22 nối các quận khu Tây về các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, tỉnh Tây Ninh thì thị trường bất động sản tại đây cũng rầm rộ “bung lụa”.

Đặc biệt, thông tin TP HCM phát triển Dự án tuyến đường sắt Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương, đồng thời phát triển hệ thống đường nối trên cao vào Sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như vào trung tâm TP HCM đã thúc đẩy cho thị trường khu vực này nóng lên từng ngày.

Thực tế cho thấy, khu Tây mang nhiều triển vọng, bởi vai trò là cửa ngõ lưu thông giữa TP HCM đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đến nay, hầu hết những công trình hạ tầng đối nội và đối ngoại tại đây đều đã hoàn thiện, điển hình như đại lộ Võ Văn Kiệt nối các quận phía Tây sang Đông thành phố, hay đường Kinh Dương Vương vừa hoàn thành nâng cấp. Về mặt kết nối liên vùng, cao tốc TP HCM – Trung Lương cũng giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa TP HCM với các tỉnh ĐBSCL.

Theo Tiền Phong